Rửa bát – công việc tưởng chừng đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Thế nhưng rửa bát thế nào để sạch, nhanh mà lại tiết kiệm nước nhiều nhất thì không phải ai cũng biết đâu nhé. Dưới đây, KSC sẽ bật mí cho bạn cách rửa bát nhanh, sạch mà lại cực kỳ tiết kiệm nước. Cùng theo dõi để xem cách rửa này có gì đặc biệt không bạn nhé!
Bật mí cách rửa bát nhanh, sạch cực kỳ đơn giản
Dọn sơ qua thức ăn trước khi rửa bát
Khi kết thúc bữa cơm, bạn nên dọn dẹp thức ăn lại một cách thật gọn gàng. Thức ăn nào còn ăn được bạn có thể để trong các hộp bảo quản thực phẩm, đậy nắp kín, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Với những thức ăn không dùng nữa, xương, cơm thừa… bạn nên gom lại cho vật nuôi (lợn hoặc gà nếu có) hoặc để gọn vào túi nilon và cho vào thùng rác. Việc làm này không chỉ giúp quá trình rửa bát của bạn nhanh chóng, đỡ mất công sức mà nó còn hạn chế tối đa việc gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước, bồn rửa bát nữa đấy.
Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp, phân loại bát đĩa theo thứ tự lần lượt dưới cùng là đĩa, bát tô, bát con, sau đó là cốc chén, đũa thìa để thuận tiện nhất trong quá trình rửa nhé.
Thực hiện rửa chén bát theo các bước sau
Bước 1: Xối nước lên bát đĩa để rửa qua 1 lượt
Bước làm này cũng khá quan trọng, nó giúp bạn loại bỏ thức ăn còn sót lại, dầu mỡ, đồng thời giúp bát đũa được ngấm nước giúp cho quá trình rửa thêm dễ dàng và thuận lợi hơn.
Với những xoong nồi hay bát đĩa dính đồ ăn khô cứng, không thể rửa được luôn thì bạn nên ngâm trong nước một thời gian để rửa sau nhé.
Bước 2: Rửa với xà phòng
Rất nhiều người thường đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa khi thực hiện rửa, tuy nhiên việc làm này vừa khiến nước rửa chén bám vào chén bát nhiều gây khó khăn cho việc làm sạch lại vừa làm lãng phí nước rửa chén. Thay vào đó, bạn nên hòa một lượng vừa đủ nước rửa chén cùng với nước ấm, sau đó khuấy cho nước rửa chén tan đều.
Tiếp đến, bạn sử dụng bọt biển hoặc miếng lưới rửa chén bát, nhúng vào bát dung dịch nước rửa chén vừa pha rồi rửa lần lượt chén bát theo thứ tự: Rửa đồ ít dầu mỡ trước, đồ nhiều dầu mỡ sau, rửa những chén bát to trước rồi rửa chén bát nhỏ sau làm sao để những cái rửa sau có thể đặt chồng lên những cái rửa trước để tiết kiệm không gian.
Bước 3: Tráng lại với nước sạch
Bạn nên rửa lại chén bát với nước sạch 2 đến 3 lần để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa. Hai lần đầu tiên, bạn có thể xả nước vào chậu hoặc bồn rửa bát rồi rửa từng chiếc chén, đĩa. Lần cuối cùng, bạn nên rửa chén bát trực tiếp dưới vòi nước.
Ngoài ra, những đồ nhựa khó tẩy mùi, còn vương mùi nước rửa chén thì bạn có thể ngâm thêm với nước ấm pha chút nước cốt chanh rồi mới tráng qua bằng nước sạch nhé.
Bước 4: Sắp xếp chén đĩa
Nếu cẩn thận, bạn có thể úp chén bát vừa rửa vào một chiếc rổ để chén bát ráo nước, sau đó sắp xếp gọn chén, bát vào giá để chén bát. Hoặc nếu giá để chén bát được thiết kế có chỗ hứng nước thì bạn có thể xếp luôn chén bát vào mà không cần chờ cho ráo nước.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách rửa bát nhanh và sạch theo kiểu truyền thống rồi đó. Tuy nhiên, với những gia đình bận rộn hoặc có quá nhiều chén bát cần phải rửa thì quá trình rửa bát như trên có thể khiến họ mất khá nhiều thời gian và công sức. Thay vì rửa bát theo cách truyền thống nhiều bước như vậy, tại sao bạn không trang bị một chiếc máy rửa bát tự động nhỉ?
Dưới đây là những lợi ích khi sử dụng máy rửa bát tự động để bạn có thể tham khảo.
Lợi ích của máy rửa bát
Với cấu tạo đặc biệt, chiếc máy rửa bát sẽ hỗ trợ bạn rửa sạch các loại chén, đũa, đĩa, thìa, thậm chí là xoong, nồi một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Khi sử dụng máy rửa bát, bạn sẽ có được rất nhiều tiện ích, cụ thể như:
- Tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
- Tiết kiệm nước hiệu quả.
- Bát đĩa được làm sạch, tiệt trùng hiệu quả và luôn luôn khô ráo do được sấy khô.
- Bạn sẽ không phái tiếp xúc trực tiếp với nước rửa chén, từ đó giúp bảo vệ da tay hiệu quả hơn.
Có thể thấy rằng máy rửa bát vô cùng tiện lợi đúng không nào? Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý về những chiếc máy rửa bát đang được người dùng tin tưởng nhất hiện nay để bạn có thể tham khảo nhé.